Liên kết website

Các đơn vị trực thuộc

Lượt truy cập

Biến chứng nguy hiểm của Bệnh thủy đậu

Thủy đậu (tên dân gian: trái rạ) vốn lành tính nhưng nếu không được phát hiện sớm để điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm da, viêm phổi, nhiễm trùng máu, thậm chí tử vong.

thuy dau.jpg
 

Nguyên nhân gây bệnh

     Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm do vi rút Varicella Zoster gây ra, ở ngoài cơ thể vi rút kém bền vững. Hai thể bệnh thường gặp do vi rút Zoster gây ở người là thủy đậu và zona.

     Nguồn bệnh là những bệnh nhân mắc bệnh thủy đậu, 90% do tiếp xúc trực tiếp có khả năng lây bệnh. Bệnh lây nhiều nhất trong khoảng thời gian từ 2 ngày trước khi nổi ban đến 3 ngày sau khi nổi ban.

     Bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp: Vi rút có trong nước bọt của bệnh nhân do ho, hắt hơi…, một số ít do tiếp xúc trực tiếp với tổn thương bóng nước thủy đậu. Bệnh thủy đậu tạo miễn dịch suốt đời hoặc gây bệnh Zona sau vài năm. 

Triệu chứng bệnh thủy đậu

     Bệnh thủy đậu sẽ xuất hiện 10 - 14 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh, khởi phát bệnh với triệu chứng nổi mụn nước, mụn mủ; có nhiều loại sang thương da cùng lúc, mọc thành nhiều đợt cách nhau 3-4 ngày, lan theo hướng ly tâm (mặt # da đầu # thân # chi ). 

     Bên cạnh mụn nước ở trẻ nhỏ thường kèm sốt nhẹ, biếng ăn nhưng ở người lớn hay trẻ lớn thường kèm sốt cao dao động 38-390C, đau đầu, đau cơ.

     Bệnh kéo dài từ 7 - 10 ngày, nếu không có biến chứng bệnh nhân hồi phục dần, các bóng nước khô, đóng vẩy và dần bong ra, không để lại sẹo.

Các biến chứng của bệnh 

     Bội nhiễm da: Đây là biến chứng thường gặp nhất do các mụn nước bị vỡ gây nhiễm trùng da, nặng hơn vi trùng có thể xâm nhập từ mụn nước vào máu gây nhiễm trùng huyết, có thể gây tử vong.

     Viêm phổi: Viêm phổi do vi rút là 1 bệnh cảnh nặng khó điều trị, nếu điều trị muộn có thể gây tử vong.

     Một số trường hợp khác có thể dẫn đến biến chứng viêm não - màng não rất nguy hiểm, khả năng gây tử vong cao nếu cấp cứu không kịp thời, đặc biệt là ở người trưởng thành dễ mắc biến chứng này hơn trẻ nhỏ.

Phụ nữ mang thai nếu mắc bệnh thủy đậu sẽ rất nguy hiểm vì dễ bị biến chứng nặng, ở ba tháng đầu của thai kỳ có thể gây sảy thai hoặc sau khi sinh ra trẻ bị dị tật bẩm sinh.

Cách phòng ngừa thủy đậu

     Tiêm vắc xin phòng ngừa thuỷ đậu: Vắc xin có hiệu quả cao và lâu dài, giúp cơ thể tạo kháng thể chống lại vi rút thủy đậu, do đó nên chủ động tiêm ngừa cho tất cả các bà mẹ trước khi mang thai (tối thiểu 30 ngày trước khi mang thai) và cho trẻ trên 12 tháng tuổi.

     Khi phát hiện các mụn nước ở mặt, thân... nên đến các cơ sở y tế gần nhất để được khám, tư vấn và điều trị, không tự ý bôi các loại thuốc, đắp các loại lá cây lên các mụn nước, sang thương.

     Đối với người mắc bệnh: Nên cách ly ở phòng riêng, ăn uống và đồ dùng cá nhân sử dụng riêng trong thời gian cách ly, giữ gìn vệ sinh hàng ngày, thời gian cách ly kết thúc sau khi mọc ban đợt cuối 5 ngày. 

     Đối với những người có tiếp xúc hay chăm sóc người bệnh nên đeo khẩu trang (tránh lây lan qua đường nước bọt, ho) và rửa tay thương xuyên với xà phòng, dung dịch sát khuẩn (cồn,...) sau khi tiếp xúc với người bệnh.

BS.CKII Đồng Minh Hùng 

                                Trưởng khoa nhiễm, Bệnh viện ĐK Đồng Nai



TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ Y TẾ ĐỒNG NAI
Cơ quan chủ quản: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Chịu trách nhiệm chính: Ông Lê Quang Trung - Giám đốc Sở Y tế Đồng Nai
Địa chỉ: Số 2 Phan Đình Phùng, P. Quang Vinh, Tp. Biên Hòa, Đồng Nai​
Số điện thoại: 02513.942641 - Fax: 02513.847269
Email: syt@dongnai.gov.vn