Liên kết website

Các đơn vị trực thuộc

Lượt truy cập

Hội thảo chuyên đề tháng 3/2019 tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai

Lúc 13 giờ 30 ngày 26/03/2019, tại Hội trường A Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai (BV NĐĐN), Phòng Đào tạo - Nghiên cứu khoa học - Chỉ đạo tuyến đã tổ chức buổi Hội thảo Chuyên đề tháng 03/2019 với các nội dung sau: Bệnh Sán dải heo; Báo cáo viên: BS CKI Đặng Công Chánh – Trưởng Khoa Tiêu hóa.

HoiThao BV Nhi.jpg
 

     Như chúng ta đã biết, hiện nay trên thế giới có khoảng 2,5 triệu người mắc bệnh sán dải heo. Tại Việt Nam, có ít nhất 55 tỉnh, thành có trường hợp bệnh sán dảiheo.Khoảng tháng 4 năm 2018 tại huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước; kết quả kiểm tra cho thấy có 108/904 mẫu máu nhiễm ấu trùng sán dải heo; chiếm tỉ lệ 11,95%.Và gần đây nhất là trường hợp hơn 100 em bé ở Bắc Ninh dương tính với bệnh sán dải heo.Theo BS Chánh, tỷ lệ mắc bệnh Sán dải heophụ thuộc vào thói quen ăn uống, nhất là ở những nơi có tập tục ăn thịt heo sống, chưa nấu chín; việc quản lý phân thải chưa tốt như sử dụng các loại hố xí không hợp vệ sinh, nuôi heo thả rông…;chế độ quy định về kiểm tra an toàn thực phẩm chưa chặt chẽ cũng làm bệnh có thể lưu hành.Khi nhiễm bệnh; nếu nang sán nằm trong cơ sẽ thấy có những u nhỏ, chắc, kích thước khoảng 1-2 cm, di động dễ, không ngứa, không đau. Nếu nang sán nằm trong não, người bệnh có thể bị động kinh, liệt tay, chân hay liệt nửa người, nói ngọng, rối loạn trí nhớ hoặc đau đầu dữ dội. Nếu nang sán nằm trong mắt có thể tăng nhãn áp, giảm thị lực hoặc mù.Tuy nhiên, ấu trùng sán dải heo chết ở -20C, nhưng nếu ở 00C đến 20C nó sống được gần 2 tháng và ở nhiệt độ phòng thí nghiệm cũng sống được 26 ngày. Nếu muốn dùng thịt heo sống, phải để thịt ở -100C trong 4 ngày mới đảm bảo. Ấu trùng Sán dải heo bị giết chết ở 750C trong vòng 5 phút hoặc đun sôi trong vòng 2 phút. 

     Để chủ động phòng bệnh sán dải heo, BS Chánh khuyến cáo: không ăn các thực phẩm sống như thịt lợn, nem chua, thịt lợn tái (nguy cơ nhiễm sán dây trưởng thành), rau sống không bảo đảm vệ sinh (nguy cơ mắc bệnh ấu trùng sán dải heo).Sử dụng hố xí hợp vệ sinh, không nuôi lợn thả rông; người đã nhiểm sán phải điều trị tích cực, không phóng uế bừa bãi; quản lý chặt chẽ tiêu chuẩn vệ sinh các lò mổ heo…

     “Phục hồi chức năng cho trẻ cong vẹo cột sống” là chuyên đề do báo cáo viên: CN Phạm Thị Kim Huệ – KhoaPhục hồi chức năng trình bày.

     Cong vẹo cột sống là tình trạng cong của cột sống sang phía bên của trục cơ thể và vẹo (xoay) của các thân đốt sống theo trục của mặt phẳng ngang. Cong vẹo cột sống ở mức nhẹ ít gây ảnh hưởng; tuy nhiên, nếu không được điều trị sớm có thể tiến triển nặng gây ảnh hưởng đến sức khỏe vàchất lượng cuộc sống.CN Huệ còn giới thiệu những bài tập giúp cải thiện cong vẹo cột sống.

     Tham dự buổi Hội thảo ThS BSLê Anh Phong - Phó Giám đốc BV NĐĐN đã có những nhận xét: cả 2 chuyên đề có đầu tư và bám sát thực tế; đây là những thông tin hữu ích hổ trợ các bác sỹ trong việc chẩn đoán và điều trị lâm sàng. 

Thanh Thuận



TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ Y TẾ ĐỒNG NAI
Cơ quan chủ quản: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Chịu trách nhiệm chính: Ông Lê Quang Trung - Giám đốc Sở Y tế Đồng Nai
Địa chỉ: Số 2 Phan Đình Phùng, P. Quang Vinh, Tp. Biên Hòa, Đồng Nai​
Số điện thoại: 02513.942641 - Fax: 02513.847269
Email: syt@dongnai.gov.vn