I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Lồng ruột là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp ở trẻ nhỏ, chiếm tỷ lệ 0,3 – 0,5% trẻ em. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp nhất từ 5 - 9 tháng, đặc biệt ở những trẻ bụ bẫm; trẻ trên 2 tuổi chiếm 15% và tỷ lệ này càng giảm khi trẻ lớn lên. Trẻ em trai bị lồng ruột chiếm 70%. Khi trẻ bị lồng ruột, trẻ có các biểu hiện bất thường như: khóc thét vì đau bụng, nôn mửa, bỏ bú, sau đó bụng chướng căng, đi tiêu phân máu lẫn nhầy và có thể toàn máu tươi. Trong nhiều trường hợp bệnh, các triệu chứng lâm sàng có thể gây nhầm lẫn. Thực tế, chỉ 30 - 68% trẻ có dấu hiệu lâm sàng gợi ý lồng ruột được chứng thực là có lồng ruột. Hiện nay siêu âm được xem là phương tiện cận lâm sàng phổ biến giúp chẩn đoán lồng ruột với độ chính xác cao: độ nhạy 98 - 100%, độ đặc hiệu 88 - 100%. Để đánh giá vai trò của siêu âm góp phần hỗ trợ lâm sàng trong chẩn đoán và điều trị bệnh lồng ruột tại BVNĐĐN, chúng tôi tiến hành đề tài: “Khảo sát vai trò của siêu âm trong chẩn đoán và theo dõi điều trị bệnh lồng ruột tại BVNĐĐN năm 2015 - 2016”. Đề tài được thực hiện với các mục tiêu sau:
Xem tiếp