Liên kết website

Các đơn vị trực thuộc

Lượt truy cập

Hoạt động truyền thông Giáo dục sức khỏe tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai

Lúc 10 giờ ngày 14/11/2017, tại Khoa Huyết Học Thần Kinh, T3G Phòng Công tác xã hội - Quan hệ công chúng Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai đã tổ chức buổi TTGDSK - Nói chuyện chuyên đề: “ Chăm sóc trẻ sốt cao co giật tại nhà”. Báo cáo viên: BS Vũ Thị Thu Hạnh.

bs hanh bvnhi.png
 

     Buổi truyền thông gồm các nội dung sau: đặc điểm sốt cao co giật lành tính ở trẻ em, cách sơ cứu tại nhà; những điều cần tránh khi trẻ bị co giật và hướng dẫn chăm sóc trẻ sốt cao co giật tại nhà. Đây là một chủ đề thực tế, liên quan thường xuyên đến tình hình bệnh tật của con em mình, nên đã thu hút sự chú ý lắng nghe của quý thân nhân bệnh nhi. Theo BS Hạnh, lứa tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi, não trẻ chưa phát triển một cách toàn diện nên trẻ thường có sự nhạy cảm bởi rối loạn nhiệt độ của cơ thể vì vậy trẻ dễ co giật khi sốt cao. Biểu hiện: trẻ gồng người, co rút toàn thân, mắt trợn ngược, sùi bọt mép, hơi thở khò khè, nghiến chặt răng, tiêu tiểu không tự chủ…Tuy nhiên không phải tất cả trẻ đều co giật khi sốt cao. Phụ huynh phải thật bình tĩnh và lưu ý trong cách sơ cứu tại nhà khi trẻ sốt cao co giật. Nên đặt trẻ nằm nơi bằng phẳng,nằm ngửa, đầu hơi nghiêng sang một bên, nới rộng hoặc cởi hết quần áo, để trẻ dể thở và hạ thân nhiệt.Dùng vật mềmđặt giữa 2 hàm răng để trẻ khỏi cắn lưỡi.Dùng khăn nhúng nước ấm lau người trẻ,vùng nách và bẹn, hạn chế người xung quanh, thông thoáng cửa sổ.Phụ huynh có thể dùng Paracetamol hạ sốt nhét hậu môn liều 15-20mg/kg.Khi trẻ bị co giật toàn thân, không ít bố mẹ thường bối rối nên có những xử trí sai lầm như lau người trẻ bằng nước đá, nặn chanh vào miệng trẻ, quấn chăn giữ chặt người trẻ, hoặc đè giữ tay chân để tìm cách cắt cơn co giật…theo BS Hạnh đây là những quan niệm sai lầm. Bên cạnh đó, sốt cao co giật không những làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ mà còn làm tăng nguy cơ tiềm ẩn về di chứng động kinh sau này. Trẻ có nguy cơ động kinh cao nếu co giật kéo dài trên 15 phút hoặc nhiều lần trong 24 giờ.Bởi não bộ thường xuyên được sửa chữa và thích nghi, nếu các hành động được lặp đi lặp lại sẽ tạo thành phản ứng có điều kiện, cứ sốt là co giật hoặc co giật ngay cả khi không sốt. Tốt nhất để phòng chống sốt cao co giật ở trẻ, khi trẻ sốt phải đưa trẻ đi khám bệnh để tìm nguyên nhân gây bệnh nhằm điều trị kịp thời, tránh co giật xảy ra.

     Mọi trẻ nhỏ đều cần tình yêu thương và sự quan tâm của cha mẹ, đừng để di chứng động kinh làm ảnh hưởng đến tương lai sau này của con bạn.Vì vậy, quý phụ huynh cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản trong việc chăm sóc và phòng ngừa sốt cao co giật cho trẻ.

Thanh Thuận
Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ Y TẾ ĐỒNG NAI
Cơ quan chủ quản: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Chịu trách nhiệm chính: Ông Lê Quang Trung - Giám đốc Sở Y tế Đồng Nai
Địa chỉ: Số 2 Phan Đình Phùng, P. Quang Vinh, Tp. Biên Hòa, Đồng Nai​
Số điện thoại: 02513.942641 - Fax: 02513.847269
Email: syt@dongnai.gov.vn